Việc chăm sóc mắt loạn thị sẽ giúp trẻ hạn chế tăng độ. Trẻ bị loạn thị sẽ khiến cha mẹ lo lắng bởi hiện nay, thời gian tiếp xúc với các thiết bị điện tử khá nhiều. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị loạn thị cũng như các bệnh về mắt gia tăng.
Mắt loạn thị là mắt nhìn các vật không được rõ nét, kể cả nhìn xa và nhìn gần, các nét của vật thường nhòa vào nhau. Nguyên nhân loạn thị là do bán kính cong của giác mạc theo các kinh tuyến không đều nhau, khiến hình ảnh theo các phương hội tụ không trùng nhau trên võng mạc. Nếu không phát hiện kịp thời các tật khúc xạ thì dễ dẫn tới hiện tượng mắt bị nhược thị, thậm chí có thể bị suy giảm thị lực vĩnh viễn.
Nội Dung Bài Viết
Dấu hiệu trẻ bị loạn thị
Các triệu chứng chức năng của trẻ bị loạn thị là: Hình ảnh bị biến dạng, có thể nhìn mờ cả xa lẫn gần, nhức đầu và mỏi mắt (vùng trán và thái dương), nhìn phải nheo mắt, chảy nước mắt, mắt bị kích thích. Trẻ bị loạn thị thường nhìn mờ, khi nhìn lên bảng hay đọc nhầm, chẳng hạn như chữ H đọc thành chữ N, chữ B đọc thành chữ H.
Các triệu chứng chức năng của trẻ bị loạn thị là: Hình ảnh bị biến dạng, có thể nhìn mờ cả xa lẫn gần, nhức đầu và mỏi mắt (vùng trán và thái dương), nhìn phải nheo mắt, chảy nước mắt, mắt bị kích thích. Trẻ bị loạn thị thường nhìn mờ, khi nhìn lên bảng hay đọc nhầm, chẳng hạn như chữ H đọc thành chữ N, chữ B đọc thành chữ H.
Đôi khi trẻ bị loạn thị không có triệu chứng chủ quan mà chỉ được phát hiện khi bệnh nhân đến khám định kỳ, khám sàng lọc tại các trường, hoặc khi khám khúc xạ để đeo kính đọc sách ở người lớn.
Nếu trẻ bị loạn thị từ trung bình đến nặng không được điều chỉnh trước 5 tuổi thì thường dẫn tới nhược thị.
Phương pháp chăm sóc mắt loạn thị đúng cách
Loạn thị có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nguy cơ loạn thị sẽ có nhiều ở những gia đình có tiền sử bị loạn thị hoặc các tật rối loạn khác, người bị cận hoặc viễn thị nặng, đã từng phẫu thuật mắt, ngồi quá gần các thiết bị điện tử, đọc sách trong phòng ánh sáng yếu…
Xem thêm: Loạn thị có chữa được không
Chủ động kiểm tra thị lực
Các bác sĩ khuyến cáo, nên chủ động kiểm tra thị lực ngay tại các cơ sở chuyên khoa mắt khi thấy các biểu hiện lạ ở mắt như lác, nheo mắt, mỏi nhức mắt, dụi mắt, nhìn mờ, đau đầu…
Nếu phát hiện bị tật khúc xạ cần cho đeo kính phù hợp và tái khám định kỳ để theo dõi và xử lý biến chứng. Trong trường hợp nặng, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật khúc xạ để lấy lại thị lực. Tuy nhiên, biện pháp này mất khá nhiều chi phí và cũng có thể xảy ra rủi ro nhất định.
Vị trí màn hình
Màn hình nên được đặt cách mắt 50 đến 60 cm và tâm của màn hình nên đặt thấp hơn tầm mắt từ 10 đến 20 cm vì mắt của chúng ta chỉ làm việc thoải mái khi chúng ta liếc nhẹ xuống khi đọc sách cũng như khi làm việc gần.
Nếu phải đánh máy văn bản, nên để văn bản nằm khoảng giữa bàn phím và màn hình hoặc sử dụng kẹp giấy để kẹp văn bản đứng lên và sát vào màn hình.
Chiếu sáng thích hợp
Cần lưu ý điều chỉnh lượng ánh sáng trong phòng không quá sáng hoặc quá tối. Điều chỉnh để ánh sáng mặt trời và đèn trong phòng không phản xạ lên màn hình chiếu vào mắt. Có thể đặt thêm kính lọc cho màn hình để lọc bớt ánh sáng chói từ màn hình.
Điều chỉnh ghế ngồi
Khi ngồi nên chỉnh ghế sao cho 2 cẳng tay song song với nền nhà, 2 đùi vuông góc với cẳng chân và 2 bàn chân được đặt phẳng trên nền nhà. Nên nhớ luôn giữ thẳng lưng và hai vai giữ ngang bằng.
Nghỉ ngơi hợp lý
Để làm giảm tình trạng mỏi mắt, mỏi cổ, đau lưng, mỏi vai, cần nghỉ ngơi ngắt quãng thường xuyên. Nên nghỉ khoảng 15-20 phút sau khoảng 2 giờ làm việc với máy tính.
Khám mắt đều đặn và luyện tập những thói quen tốt có thể giúp phòng tránh được những ảnh hưởng hội chứng thị giác do sử dụng máy tính gây ra.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý
Về chế độ dinh dưỡng, không có loại thức ăn nào là tốt nhất để chữa loạn thị. Người bị loạn thị cần có chế độ ăn cân bằng các chất dinh dưỡng: tinh bột và đường, chất đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng.
Những thực phẩm tươi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là lựa chọn tốt cho cải thiện thị lực. Nên ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ hấp thu và tiêu hóa để cung cấp năng lượng tốt hơn cho cơ thể, trong đó có đôi mắt.
Xem thêm: Loạn thị có nên đeo kính không
Gợi ý các thực phẩm tốt cho mắt loạn thị
Ngoài việc chăm sóc mắt loạn thị như trên, thường xuyên ăn các thực phẩm tốt cho mắt cũng giúp tăng cường sức khỏe mắt.
Rau bina
Rau bina chứa vitamin A giúp bảo vệ giác mạc. Lutien trong rau bina bảo vệ mắt khỏi ánh sáng cực tím. Hợp chất Zeaxanthin trong lá rau bina có lợi cho thị giác.
Cá hồi
Những chất dinh dưỡng hữu ích trong cá hồi có thể bảo vệ võng mạc và ngăn ngừa mù lòa. Axit béo Omega-3 trong cá hồi giúp bảo vệ độ ẩm thiết yếu của mắt và chống lại bệnh thoái hóa điểm vàng. Các chuyên gia khuyến cáo nên ăn cá hồi ít nhất hai lần một tuần.
Cà rốt
Rau củ quả có màu cam như cà rốt chứa rất nhiều beta-caroten và chất chống ôxy hóa, giúp chống lại các bệnh thoái hóa mắt như đục thủy tinh thể và bệnh võng mạc. Cà rốt giúp giác mạc khỏe mạnh và ngăn ngừa quáng gà. Nếu trẻ bị loạn thị không thích ăn sống cà rốt vì quá cứng thì có thể ép lấy nước uống.
Bông cải xanh
Bông cải xanh rất giàu vitamin B2 và các loại dưỡng chất giúp ngăn chặn tình trạng đục tinh thể. Thiếu vitamin có thể gây ra nhạy cảm với ánh sáng, mệt mỏi mắt, mờ mắt và viêm.
Bông cải xanh là lựa chọn tuyệt vời nhất để cải thiện tình trạng này. Các chất Phyto, Lutien và Zeaxanthin chống oxy hóa, bảo đảm sức khỏe của mắt và duy trì thị lực, nhất là người già.
Dâu tây
Loại trái này chứa một lượng cao vitamin C giúp bảo vệ đôi mắt khỏe mạnh và kháng viêm tốt. Chất chống oxy hóa có trong dâu tây giúp ngăn ngừa sự khô mắt, thoái hóa điểm vàng cũng như các khuyết tật thị giác. Nên tăng khẩu phần ăn có dâu tây để làm giảm nguy cơ khuyết tật mắt liên quan với tuổi tác.
Chocolate đen
Chất chống oxy hóa như flavonol có mặt trong chocolate đen làm tăng lưu lượng máu đến võng mạc. Ăn thường xuyên thực phẩm có flavonol, thị lực mắt tốt có thể nhìn thấy ngay cả dưới ánh sáng mờ.
Lá và rau xanh
Rau bina có lợi cho thị lực, giàu lutien và zeaxanthin. Thường xuyên ăn rau bina, trẻ bị loạn thị sẽ giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể.
Khoai lang
Khoai lang chứa nhiều vitamin A rất tốt cho đôi mắt, cải thiện thị lực cho trẻ bị loạn thị. Vitamin A có lợi cho người bị đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng và tăng nhãn áp. Khoai lang rất giàu kali, chất xơ và beta carotene có tác dụng ngăn chặn nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus.
Quả óc chó
Loại quả này chứa nhiều axit béo omega-3, kẽm, vitamin, chất dinh dưỡng cũng như chất chống oxy hóa có tác dụng kháng viêm, giúp mắt sáng, khỏe.
Bơ
Trái cây này chứa lutien ngăn ngừa sự thoái hóa điểm vàng, bệnh đục nhân mắt, đặc biệt ở người già. Các chất dinh dưỡng khác có trong bơ như vitamin C, vitamin E, vitamin B6, beta carotene, đảm bảo thị lực tốt cho trẻ bị loạn thị.
Đậu mắt đen
Loại hạt này chứa nhiều kẽm, khoáng chất cần thiết cho võng mạc cũng như duy trì các mạch máu ở nhãn cầu. Kẽm giúp ngăn ngừa tình trạng mất thị lực, trẻ bị loạn thị cũng như đục thủy tinh thể.
Ngoài việc thường xuyên chăm sóc mắt loạn thị, khi bị loạn thị nên thường xuyên khám tại các bệnh viện mắt chuyên khoa để đo độ cận, qua đó điều chỉnh kính hợp lý.
dạ em bị loạn thị 4.5 và 5 độ thì có nguy hiểm ,có dẫn đến nhược thị hay mù lòa k ạ.Nếu mà ở nhà mình ít xem điện tử đi thì độ loạn có giảm k ạ hay là vẫn giữ nguyên.Đến năm bao nhiêu tuổi thì mắt của mình sẽ ổn định ạ.Loạn thị có gây mù lòa không ạ.mi]ong bs trả lời
Chỉ với 1 vài thông tin trên ad không thể tùy tiện chẩn đoán được bạn nhé. Khi thấy mắt xuất hiện độ bạn vui lòng đeo kính thường xuyên để tránh tăng độ và suy giảm thị lực. Bạn nên tái khám định kì 3-6 tháng/lần để theo dõi sức khỏe mắt. Hạn chế xem nhiều các thiết bị điện tử, tivi, đọc sách ở môi trường thiếu ánh sáng bạn nha. Khi đến 18 tuổi độ khúc xạ ổn định, nếu không muốn phụ thuộc vào kính gọng, bạn có thể tham khảo các phương pháp phẫu thuật lasik https://www.matsaigon.com/so-sanh-cac-phuong-phap-chua-tat-khuc-xa.html
Còn vấn đề khi bị loạn thị có dẫn đến nhược thị, mù lòa hoặc các bệnh lý khác hay không, bạn phải đến trực tiếp BV chuyên khoa mắt như BVMSG để BS kiểm tra tình trạng và các yếu tố khác trong mắt của mình trên các thiết bị y học, từ đó BS mới có chẩn đoán cụ thể và chỉ định điều trị (nếu có) ạ
Em bị loạn 0.5 độ liệu có hết được không ạ?
Hiện tại chỉ có phương pháp phẫu thuật mới triệt tiêu được độ khúc xạ ở mắt. Tật khúc xạ không tự khỏi được bạn nhé. Do đó bạn vui lòng đến BV khám, để các bác sĩ vừa kiểm tra xem mắt bạn đủ điều kiện phẫu thuật hay không, và tư vấn cho bạn phương pháp nào là tối ưu nhất cho mắt của mình cũng như chi tiết của từng phương pháp bạn nha.