Loạn thị là một tình trạng tật khúc xạ thông thường gây ra thị lực mờ. Bệnh xảy ra khi giác mạc có hình dạng không đều hoặc đôi khi vì độ cong của thủy tinh thể bên trong mắt.
Một khi giác mạc hoặc thủy tinh thể có hình dạng không đều sẽ ngăn không cho ánh sáng tập trung chính xác vào võng mạc, do đó, khiến tầm nhìn bị ảnh hưởng.
Loạn thị thường xảy ra cùng các tật khúc xạ khác như cận thị và viễn thị. Nguyên nhân cụ thể của chứng loạn thị không rõ, có thể là di truyền. Loạn thị có thể giảm hoặc tăng theo thời gian.
Có nhiều phương pháp điều trị loạn thị, kính gọng hoặc kính áp tròng thường được sử dụng nhiều nhất. Một lựa chọn khác để điều trị loạn thị là một thủ thuật giác mạc được gọi là orthokeratology (ortho-k).
Nội Dung Bài Viết
Nguyên nhân gây loạn thị?
Độ cong của giác mạc và thủy tinh thể sẽ uốn cong ánh sáng đi vào mắt để hình ảnh tập trung chính xác vào võng mạc ở phía sau mắt. Trong loạn thị, bề mặt giác mạc hoặc thủy tinh thể có độ cong khác nhau.
Điều này khiến ánh sáng không thể tập trung đúng vào giác mạc. Ngoài ra, độ cong của thủy tinh thể bên trong mắt có thể thay đổi, dẫn đến tăng hoặc giảm loạn thị.
Thay đổi này thường xảy ra ở tuổi trưởng thành và có thể dẫn trước sự phát triển của đục thủy tinh thể. Đôi khi chứng loạn thị có thể phát triển sau khi bị thương mắt hoặc phẫu thuật mắt.
Viễn thị cũng xảy ra do một tình trạng tương đối hiếm được gọi là keratoconus (giác mạc hình nón), trong đó giác mạc trở nên mỏng hơn và hình nón. Điều này dẫn đến loạn thị, gây ra thị lực kém mà không thể được điều trị bằng kính đeo mắt.
Ai có nguy cơ loạn thị?
Loạn thị có thể xảy ra ở trẻ em và người lớn. Nguy cơ phát triển loạn thị của bạn có thể cao hơn nếu bạn có bất kỳ điều nào sau đây:
- Gia đình từng bị loạn thị hoặc rối loạn mắt khác, chẳng hạn như keratoconus (thoái hóa giác mạc)
- Sẹo, chấn thương mắt làm mỏng giác mạc của bạn
- Từng phẫu thuật mắt, chẳng hạn như phẫu thuật đục thủy tinh thể
Các triệu chứng loạn thị là gì?
Các triệu chứng loạn thị có thể khác nhau ở mỗi người. Một số người không có bất kỳ triệu chứng nào. Các triệu chứng loạn thị bao gồm:
- nhìn mờ, méo mó hoặc mờ ở mọi khoảng cách
- gặp khó khăn vào ban đêm
- mỏi mắt
- nheo mắt
- kích ứng mắt
- nhức đầu
Đi khám bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng loạn thị. Một số triệu chứng cũng có thể do các vấn đề về sức khỏe hoặc thị lực khác.
Tầm nhìn của mắt khi bị loạn thị
Chứng loạn thị được chẩn đoán như thế nào?
Bác sĩ mắt có thể chẩn đoán loạn thị thông qua kiểm tra mắt toàn diện. Khám nghiệm này có thể bao gồm:
- Đo thị giác – Đo bằng cách đọc bảng chữ cái trên một khoảng cách nhất định. Độ thị giác được đo dưới dạng số thập phân (ví dụ: 20/40). Số đầu là khoảng cách thử nghiệm chuẩn (20 feet) và số dưới cùng là kích thước chữ cái nhỏ nhất được đọc. Nếu bạn có độ thị giác 20/40 nghĩa là bạn có thể nhìn thấy chữ trong khoảng cách 20 feet, trong khi người bt nhìn thấy được chữ đó trong khoảng cách 40 feed. Độ thị giác bình thường là 20/20.
- Dụng cụ dùng để đo độ cong của giác mạc. Bằng cách tập trung một vòng tròn ánh sáng trên giác mạc và đo sự phản xạ của nó, có thể xác định độ cong chính xác của bề mặt giác mạc. Phương pháp này đặc biệt quan trọng trong việc xác định sự phù hợp cho kính áp tròng.
- Chống khúc xạ – Sử dụng dụng cụ gọi là máy Phoropter, bác sĩ sẽ đặt một loạt các ống kính ở trước mắt và đo độ sáng. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng thiết bị cầm tay có đèn được gọi là retinoscope hoặc một dụng cụ tự động đánh giá sức tập trung gần đúng của mắt.
Bác sĩ sẽ sử dụng các kết quả đo, kết hợp với các thử nghiệm khác, để xác định mức độ loạn thị và đo kính.
Bệnh loạn thị được điều trị như thế nào?
Có nhiều phương pháp điều trị loạn thị. Chúng bao gồm:
- Kính gọng. Đây là phương pháp điều trị loạn thị phổ biến nhất. Ưu điểm của phương pháp này là chi phí thấp, có thể điều chỉnh ngay lập tức tật loạn thị. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này sẽ khiến người đeo không thoải mái, gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
- Kính áp tròng. Phương pháp này đặc biệt được nhiều bạn trẻ lựa chọn để điều trị tật loạn thị. Ưu điểm của phương pháp này là tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, vì kính áp tròng được đeo trực tiếp trên mắt, nếu không được vệ sinh đúng cách có thể gây tổn thương mắt.
- Orthokeratology. Orthokeratology (ortho-k) là việc lắp một ống kính tiếp xúc cứng để định hình lại giác mạc. Bệnh nhân đeo kính áp tròng trong thời gian giới hạn, chẳng hạn như qua đêm. Phương pháp này áp dụng với các bệnh nhân không thể phẫu thuật hoặc đang chờ phẫu thuật. Orthokeratology thể cải thiện tật loạn thị vĩnh viễn. Nếu bệnh nhân ngừng mang kính giác mạc sẽ trở lại tình trạng cũ.
- Laser và các thủ thuật phẫu thuật khúc xạ khác. Loạn thị cũng có thể được điều chỉnh bằng cách thay đổi hình dạng giác mạc thông qua LASIK (laser in situ keratomileusis) hoặc PRK (keratectomy chiết quang) hoặc Femto LASIK, ReLEx SMILE. PRK loại bỏ các mô từ bề mặt và lớp bên ngoài của giác mạc. LASIK loại bỏ mô chỉ từ lớp bên trong của giác mạc.
Tất cả các phương pháp điều trị loạn thị cần phải được thực hiện tại các bệnh viện mắt uy tín. Hiện bệnh viện mắt sài gòn đang là một trong những trung tâm hàng đầu về tật khúc xạ tại TPHCM. Bất kỳ thắc mắc nào bạn có thể liên hệ hot line 1900 555 553 để được giải đáp.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.nhs.uk/conditions/astigmatism/
- Toric intraocular lenses: Correcting astigmatism while controlling axis shift – Kimiya Shimizu, M.D. Correspondence | M.D. Kimiya Shimizu | Akiko Misawa, M.D.| Yoko Suzuki, M.D – See more
- Ocular Optical Aberrations After Photorefractive Keratectomy for Myopia and Myopic Astigmatism – Theo Seiler, MD, PhD; Maik Kaemmerer, PhD; Peter Mierdel, PhD – See more
- Induced astigmatism in small incision cataract surgery- John R. Shepherd, M.D – See more
- https://www.healthdirect.gov.au/astigmatism