Tình trạng thị lực kém có thể do các tật khúc xạ, có thể do nhiều nguyên nhân khác mà bạn cần tìm hiểu để tạo thói quen sinh hoạt và làm việc khoa học.
Có rất nhiều thói quen thiếu khoa học trong cuộc sống vô tình gây nên tình trạng thị lực kém. Bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài viết này để tránh mắc những “lỗi” cơ bản nhất giúp bảo vệ thị lực khỏe mạnh.
Nội Dung Bài Viết
Thường xuyên tiếp xúc với máy tính
Có rất nhiều người bị giảm thị lực do mắc hội chứng thị giác vì thường xuyên tiếp xúc với máy tính. Đến nay theo thống kê cho thấy, khoảng 90% người sử dụng máy tính hoặc màn hình ti vi sẽ có nguy cơ mắc hội chứng thị giác do sử dụng máy vi tính.
Những biểu hiện chủ yếu của bệnh có thể kể đến như nhức đầu, mờ mắt, đau cổ, vai lung, cương tụ nhẹ kết mạc, mắt khô, kích thích tại mắt, mệt mỏi thị giác, có thể bị chói mắt.
Khi làm việc hay theo dõi trên màn hình một cách tập trung, bạn sẽ có xu hướng ít chớp mắt. Bên cạnh đó, việc ngồi thường xuyên trong phòng có máy lạnh, độ ẩm thấp khiến cho nước mắt bị bay hơi nhanh, dẫn đến khô mắt, mờ mắt, đỏ mắt.
Rất nhiều người thường bỏ qua các dấu hiệu triệu chứng của khô mắt, hoặc do sự thiếu hiểu biết về sự nguy hiểm của căn bệnh này nên coi thường nó.
Hậu quả của chứng khô mắt, nhức mắt và thường xuyên chảy nước mắt nếu để lâu không được chữa trị sẽ rất nguy hiểm, vì khi chứng khô mắt phát triển thành viêm nó sẽ kéo theo nhiều tổn thương cho giác mạc, dẫn đến nhiễm trùng và viêm loét.
Đây cũng chính là những triệu chứng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thị lực, gây suy giảm thị lực hoặc mất thị lực hoàn toàn nếu bị viêm loét quá nặng.
Xem thêm: Cách chăm sóc mắt khi sử dụng máy tính
Ăn quá nhiều lúa mì
Lúa mì là một trong những loại ngũ cốc được tiêu thụ phổ biến nhất trên thế giới nhưng cũng là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng nồng độ insulin trong cơ thể.
Những sản phẩm được chế biến từ lúa mì khi vào cơ thể sẽ nhanh chóng chuyển thành glucose, gây tăng lượng đường và insulin trong máu.
Ngoài những tác hại cho sức khỏe nói chung, khoa học còn cho rằng lúa mì có thể gây giãn nhãn cầu, là lý do khiến thị lực kém và khiến bạn dễ bị cận thị.
Đi ngủ quên không tháo kính áp tròng
Kính áp tròng là giải pháp tiện lợi cho những người mắc chứng cận thị mà lại không muốn đeo các loại kính gọng thông thường. Tuy nhiên, nếu không sử dụng kính áp tròng đúng cách mắt của chúng ta có thể bị nhiễm trùng và ảnh hưởng lớn đến thị lực.
Kính áp tròng sẽ di chuyển theo từng chuyển động của mắt, vì vậy chúng có thể tạo ra các vết xước trên bề mặt mắt từ đó tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây nhiễm trùng có thể xâm nhập vào những vết thương hở đó.
Đặc biệt là trong trường hợp ngủ mà quên không tháo kính áp tròng sẽ càng dễ gây các vết xước trên giác mạc từ đó xuất hiện nguy cơ nhiễm trùng cho mắt. Các chuyên gia về mắt có lời khuyên cho những người thường xuyên dùng kính áp tròng “Hãy luôn luôn tháo kính áp tròng vào ban đêm hoặc sử dụng loại kính áp tròng một ngày rồi vứt đi để giảm các nguy cơ gây hại cho mắt”.
Mắc bệnh viêm giác mạc Herpes
Không phải chỉ có việc đeo kính áp tròng mới là nguy cơ gây ra nhiễm trùng mắt, bệnh viêm giác mạc do vi rút Herpes cũng là một dạng nhiễm trùng mắt. Virut Herpes có thể bị lây nhiễm qua tiếp xúc với vùng da quanh miệng, môi, ngón tay và một số bộ phận khác.
Triệu chứng của viêm giác mạc Herpes có thể bao gồm đau, đỏ mắt, mờ mắt, chảy nước mắt, chảy nước và nhạy cảm với ánh sáng. Các phương pháp điều trị viêm giác mạc Herpes bao gồm thuốc nhỏ mắt và thuốc kháng sinh.
Nhiễm trùng mắt
Có nhiều cách gây ra bệnh nhiễm trùng ở mắt. Như khi đeo kính áp tròng sẽ dễ bị nhiễm trùng mắt và làm hỏng giác mạc.
Ngoài ra, viêm giác mạc herpes là một bệnh nhiễm trùng ở mắt do virus herpes gây ra. Bạn sẽ bị nhiễm bệnh nếu chạm vào một vết loét trên da rồi sau đó đưa tay vào mắt.
Vi khuẩn và nấm xâm nhập vào cơ thể sau khi bị chấn thương ở mắt cũng có thể gây nhiễm trùng. Các phương pháp điều trị như thuốc nhỏ mắt và thuốc kháng sinh thường được sử dụng, nhưng phương pháp bảo vệ mắt tốt nhất là phòng ngừa.
Không dùng kính khi đi nắng
Đôi khi bạn có thể không thấy nhiều sự khác biệt giữa việc có đeo kính mát và không đeo kính mát. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, mắt của bạn có thể sẽ gặp phải một tình trạng gọi là viêm giác mạc do tiếp xúc ngắn với bức xạ cực tím.
Nguyên nhân của bệnh này là tia UV làm chết những tế bào ngoài cùng của lớp giác mạc, gây những cơn đau rát ở cả mắt, là lý do khiến thị lực kém. Thườ ng thì các triệu chứng sẽ xuất hiện nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng liên tục trong 6 – 12 tiếng.
Xem thêm: Tác hại ánh nắng mặt trời với mắt
Làm việc trong tình trạng căng thẳng
Nếu bạn cảm thấy đôi mắt bị đau hoặc khó chịu khi làm việc với máy tính, có thể nguyên nhân không phải do màn hình đâu. Các nhà khoa học cho rằng những triệu chứng này khá phổ biến đối với những người làm việc trong môi trường căng thẳng và nhiều áp lực. Những người yêu thích công việc của họ thường không gặp phải vấn đề liên quan đến sức khỏe của đôi mắt.
Mắc bệnh đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể là một trong nhiều vấn đề về mắt đi kèm với lão hóa. Khoảng một nửa số người Mỹ mắc bệnh đục thủy tinh thể ở tuổi 75. Khi thủy tinh thể bị đục sẽ ngăn không cho ánh sáng đi qua để đến võng mạc, từ đó làm giảm thị lực.
Biểu hiện của đục thuyrtinh thể giai đoạn đầu thường không quá rõ rệt, tuy nhiên vẫn có một vài dấu hiệu thường gặp như rầm nhìn bị mờ, khó nhìn vào ban đêm, nhìn mọi vật thành màu nâu vàng, nhìn một hình thành hai hoặc ba hình.
Đối với đục thủy tinh thể giai đoạn sớm, người bệnh có thể cho đeo kính, dùng kính lúp hoặc làm việc ở khu vực chiếu sáng tốt để đảm bảo thị lực mắt. Khi bệnh đã nặng hơn, việc điều chỉnh kính không còn tác dụng hỗ trợ thị lực nữa, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật lấy thủy tinh thể bị đục và đặt một thấu kính được coi như thủy tinh thể nhân tạo để thay thế thủy tinh thể bị đục.
Huyết áp cao
Chúng ta vẫn biết rằng huyết áp cao có thể dẫn đến đột quỵ và bệnh tim, nhưng sự thật là huyết áp cao còn có thể kéo theo một căn bệnh cho mắt mang tên tắc tĩnh mạch võng mạc.
Bệnh lý tắc tĩnh mạch võng mạc thường xuất hiện đột ngột ở một mắt, Triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng tùy vị trí và mức độ tắc tĩnh mạch. Thậm chí người bệnh có thể không có triệu chứng gì, hoặc chỉ cảm thấy như có một đốm đen ở một phần mắt, không ảnh hưởng thị lực. Nhưng thông thường bệnh nhân đột nhiên nhìn kém, cảm giác như nhìn qua lớp sương mù, hoặc như thấy có đám đen trước mắt, có thể dẫn đến thị lực giảm trầm trọng trong vòng vài phút hoặc sau 2 – 3 ngày.
Để điều trị tắc tĩnh mạch võng mạc, các bác sĩ sẽ dựa theo triệu chứng bệnh và mức độ tắc tĩnh mạch võng mạc từ đó cho đưa ra phương pháp dùng thuốc hoặc laser võng mạc.
Khi nào thì nên đi khám bác sĩ?
May mắn thay, hầu hết các lý do khiến thị lực kém không đe dọa nghiêm trọng đến thị lực của bạn. Ngoài việc chăm sóc mắt thường xuyên, nếu có những trường hợp sau đây, bạn nên đến gặp bác sĩ tại các bệnh viện mắt chuyên khoa càng sớm càng tốt:
- Thị lực của bạn thay đổi đột ngột và tệ hơn sau mỗi lần chớp mắt.
- Bạn bị đau mắt thường xuyên.
- Nhìn thấy nhiều vật thể trôi nổi trước mắt, thấy chớp sáng trong mắt.
- Nhìn thấy vật méo mó hoặc xoắn vặn.